500 lượt xem
Có nên dùng ổn áp cho bình nóng lạnh không? Bình nóng lạnh là sợi đốt điện trở có công suất lớn, có thể xảy ra hiện tượng “sụt áp”, gây tổn hao lớn về điện.
Bạn Nhật Quang có hỏi :
“Đợt vừa rồi nắng nóng quá, nhà nào cũng dùng nhiều thiết bị điện dẫn đến điện áp chỗ em chỉ được 180V, bật điều hòa không lên. Thế là nhà em có mua 1 ổn áp loại 7,5Kva dải từ 90-250, điện giờ đã ổn định.
Em có bạn làm về điện bảo là không nên cho đường nóng lạnh chạy qua ổn áp vì: “Dòng của đường nóng lạnh lớn, điện áp mà tụt thì dòng tăng lên, ổn áp không chịu được nên rất hại. Mà nó đã dùng thanh điện trở thì không cần qua ổn áp nữa”.
Bố em cũng có bạn làm kỹ sư điện sang đấu lại đường dây và nói không cần thiết, ổn áp này chịu được. Thế là bố em bảo: “Dở hơi mới đi đấu điện thế, tất cả phải cho qua ổn áp hết, 1.000 người mới có 1 người làm vậy”.
Em nhờ các anh chị chuyên về điện phân xử giúp em xem ai đúng. Giờ bố mẹ mất hết niềm tin ở bạn bè của em rồi, từ vụ năm ngoái em nhờ bạn mua hộ bộ Karaoke nhưng nó lấy cho hàng nhái nên giờ cứ nói bạn của em là ai trong nhà cũng dị ứng lắm.
Mong các bác giúp, em cảm ơn rất nhiều ạ. “
– “Bình nóng lạnh gián tiếp có công suất 2,5kw, bình làm lạnh trực tiếp công suất khoảng 5kw. bình nóng lạnh thì không cần ổn áp. nên nếu đấu tách ra khỏi ổn áp được thì tốt. Vì nếu để thì cường độ dòng điện chạy qua ổn áp sẽ cao hơn, làm giảm hiệu sất của ổn áp, gây tốn điện, giảm độ bền của ổn áp. nếu hệ thống dây điện trong nhà quá phức tạp thì đành phải chịu” – Độc giả Bùi Đình Thụt
– “Bạn em đúng về mặt lý thuyết, còn bạn của bố em thì đúng về thực hành. Bạn của em cho rằng máy nước nóng dùng thanh điện trở thì điện áp thấp hay cao đều xài được là đúng. Nhưng vì nhà em mua cái ổn áp có công suất lớn nên sẽ đủ dùng cho cả gia đình kể cả máy nước nóng luôn, do đó bạn của bố em nói không cần tách riêng đường điện của máy nước nóng ra là đúng, nó sẽ tiết kiệm được 1 khoảng tiền khá lớn khi phải đi lại đường dây điện riêng cho máy nước nóng. Một khi công suất của ổn áp đủ dùng cho cả nhà (công suất máy ổn áp lớn hơn 30% tổng công suất của nhà) thì cứ xài thoải mái thôi em ạ, không cần phải tách riêng làm gì cho tốn tiền và xấu cảnh quan nhà vì ống dây điện lằng nhằng” – Độc giả Thành Vâu
– “Bạn em như vậy là ko hiểu gì về điện rồi nói lung tung thôi Ổn áp có 2 dây vào áp 90v ~ 250v ( loại CS lớn có thêm dây 380v) và 2 dây ra 110 hay 220v cung cấp cho tải ( máy điều hòa) đơn giản vậy thôi Bạn em nói vậy hóa ra người ra sản xuất ra cái ổn áp là thừa ah, Còn áp thấp thì dòng cao là đúng nhưng cái hại ở đây là dây dẫn từ cột vào ổn áp nhé nhưng nếu dây điện lực mắc cho thì ko phải lo. nếu dây nhà bạn tự mắc thì dây phải có đường kính 4mm trở nên nhé” – Độc giả Đông Ki Sốt
– “Trên lý thuyết thì các bạn cứ tranh cãi thoải mái, nhưng tôi đảm bảo là khi đấu điện nên đấu riêng hệ thống chiếu sáng và đường điện “Nóng Lạnh ” riêng. Nhà tôi đã đấu và thấy rằng, khi điện yếu, 01 nóng lạnh chạy qua ổn áp sẽ kéo điện làm ổn áp LiOA nhảy luôn, nên tôi phải đấu riêng ra” – Độc giả Vinh Sumo
“Em là người đã đưa ra câu hỏi nhờ các chuyên gia tư vấn.
Em thấy ai nói cũng cũng đều có lý, do hệ thống điện của nhà nổi nên em sẽ đi riêng 1 đường dây khác cho bình nóng lạnh không chạy qua ổn áp nữa.
Cảm ơn các bác đã tư vấn giúp, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ”
Ý kiến chuyên gia :
Không nên dùng bình nóng lạnh qua máy ổn áp vì bình nóng lạnh là sợi đốt điện trở có công suất lớn, khi sử dụng kèm có thể xảy ra hiện tượng “sụt áp” nếu dây dẫn kéo dài, gây tổn hao lớn về điện năng…
Vì vậy chúng tôi khuyến cáo với khách hàng, nên đi 1 đường dây dẫn riêng dành cho bình nóng lạnh. Chỉ sử dụng kèm trong trường hợp đường điện quá phức tạp. Và phải lựa chọn máy ổn áp có công suất dôi dư lớn!
Bình luận trên Facebook